Lịch sử Nghệ_thuật_gấp_giấy_Trung_Quốc

Giấy được phát minh lần đầu tại Trung Quốc bởi Thái Luân, một thái giám dưới thời nhà Đông Hán. Vào thế kỷ thứ 6, các nhà sư theo đạo Phật đã truyền bá giấy đến Nhật Bản.[1]

Tài liệu sớm nhất cho thấy việc gấp giấy là hình ảnh một chiếc thuyền giấy nhỏ trong phiên bản Tractatus de sphaera mundi từ năm 1490 của tác giả Julian de Sacrobosco. Tuy nhiên, rất có khả năng việc gấp giấy có nguồn gốc sớm hơn thế ở Trung Quốc và Nhật Bản để phục vụ các nghi lễ. Ở Trung Quốc, các đám tang truyền thống bao gồm đốt giấy gấp, thường biểu tượng cho vàng cốm (thỏi vàng nén). Thói quen này có lẽ bắt đầu khi giấy dần trở nên phổ biến và rẻ hơn ở Trung Quốc và dường như đã trở nên khá phổ biến vào đời nhà Tống (năm 905–1125 Công nguyên).[2]

Tại Nhật Bản, những chú bướm origami được dùng vào dịp đặc biệt như đám cưới theo đạo Shinto đại diện cho cô dâu chú rể , do đó việc làm giấy gấp theo nghi thức đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong các nghi lễ Nhật Bản đến thời kỳ Heian (794–1185) trong lịch sử.[3]

Một chiếc ghế gấp bằng giấy